Sữa bột là nguồn dưỡng chất rất tốt cho cơ thể, là giải cho người chán ăn, người gặp các vấn đề về tiêu hóa. Tuy nhiên, để sữa thật sự bổ dưỡng, có lợi cho sự sinh trưởng của cơ thể, cần uống sữa đúng cách. Hãy lưu ý các vấn đề sau đây để có thể hưởng trọn những lợi ích sức khỏe và giá trị dinh dưỡng từ sữa.
Sữa là giải pháp tăng chiều cao của trẻ và thanh thiếu niên. Sử dụng các sản phẩm từ sữa một cách hợp lý giúp trẻ có vóc dáng lý tưởng với chiều cao vượt bậc so với thế hệ bố mẹ. Đây cũng là thực phẩm dinh dưỡng cho người cao tuổi, là giải pháp cho người mắc chứng chán ăn với mùi vị vô cùng thơm ngon.
Tuy nhiên, suy nghĩ thay thế hoàn toàn chế độ dinh dưỡng hằng ngày bằng sữa là một quan niệm sai lầm. Tuy rằng, thành phần dinh dưỡng của sữa công thức được tạo ra ở định lượng tối ưu cho cơ thể.
Nhưng sữa thường được bổ sung thành phần canxi cao. Việc dung nạp quá nhiều canxi vào cơ thể có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa, loét dạ dày, hay nghiêm trọng hơn là các bệnh nguy hiểm như sỏi thận hay co giật. Mặt khác, sữa là thực phẩm giàu năng lượng, nếu chỉ uống sữa mà không vận động rất dễ dẫn đến tăng cân, thừa cân, béo phì.
Trẻ em uống quá nhiều sữa là nguyên nhân của các bệnh thường gặp như: táo bón, thiếu máu, béo phì. Người lớn uống sữa với liều lượng không phù hợp cũng rất dễ mắc ung thư tuyến tiền liệt. Trẻ từ 1-3 tuổi chỉ không nên dùng nhiều hơn 400-500ml sữa mỗi ngày. Người trưởng thành và thanh thiếu niên không nên uống nhiều hơn 400ml sữa mỗi ngày.
Thời điểm tốt nhất để nạp vào cơ thể một ly sữa đầy dinh dưỡng là trước bữa ăn 30 phút. Tuy nhiên, không nên uống sữa khi bụng đói vì rất dễ bị tiêu chảy, nếu cảm thấy đói, nên ăn lót dạ trước khi uống sữa.
Tùy vào thời điểm trong ngày, việc uống sữa sẽ mang đến các lợi ích khác nhau:
Uống sữa vào buổi sáng giúp bổ sung protein và các vitamin, khoáng chất (kali, photpho, canxi, magiê,…) cần thiết cho một ngày dài hoạt động. Cung cấp năng lượng cho một ngày làm việc hiệu quả, bù đắp năng lượng tiêu hao cho những bài tập thể dục buổi sáng.
Uống một ly sữa trước khi đi ngủ giúp bạn ngủ ngon hơn, đây cũng là một trong những cách thư giãn cơ thể sau những giờ làm việc căng thẳng. Tuy nhiên, nếu bạn đang thực hiện chế độ giảm cân hoặc đang gặp các vấn đề về thừa cân, béo phì nên tránh uống sữa vào thời điểm này.
Sử dụng sữa chung với thuốc có thể làm giảm hiệu quả trị bệnh của thuốc, hơn thế nữa chất dinh dưỡng từ sữa cũng không được hấp thu trọn vẹn vào cơ thể. Sử dụng trà chung với sữa có thể làm các protein trong sữa kết tủa, gây ra các bệnh tiêu hóa như đầy hơi, nghiêm trọng hơn là ngộ độc thực phẩm.
Khi pha sữa cho trẻ em cần đảo bảo vệ sinh, tiệt trùng ly, tách, bình, nên rửa tay sạch trước khi tiến hành pha sữa. Sau đó kiểm tra hạn sử dụng và công thức pha sữa do hãng đề xuất. Sửa nên được sử dụng hết trong vòng 1 tháng sau khi mở nắp.
Nên pha sữa ở nhiệt độ 40-50 độ C. Pha sữa bằng nước có nhiệt độ quá cao có thể phá vỡ cấu trúc các vitamin được bổ sung trong thành phần của sữa, làm mất dưỡng chất. Không nên cho thêm đường vì gốc lysine trong đường và trong sữa có thể kết hợp với nhau tạo thành một chất có hại cho sức khỏe. Hoặc bạn có thể sử dụng máy pha sữa để pha cho mình một ly sữa thật chuẩn.
Khi uống sữa thành ngụm to, sữa sẽ tiếp xúc trực tiếp với axit có trong dạ dày gây ra kết tủa. Các mảng kết tủa protein có tính axit là nguyên nhân gây ra các bệnh tiêu hóa như tiêu chảy hay chứng bụng.
Khi uống sữa nên uống từ từ hoặc uống thành từng ngụm để nước bọt kịp chung hòa với sữa, ngăn chặn việc tạo ra các kết tủa có hại.